Kinh doanh quốc tế là gì, học gì, học ở đâu?


Chỉ cần đến khái niệm “Kinh doanh quốc tế” là đã thấy có nét gì đó mới lạ và hấp dẫn. Vậy thì cụ thể kinh doanh quốc tế là gì và có thực sự lý thú như tên gọi của nó không?

Ngành kinh doanh quốc tế là gì?


International business - Kinh doanh quốc tế bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ trên toàn cầu. Đúng như tên gọi, ngành kinh doanh quốc tế mang tính chất toàn cầu hóa và hội nhập rất cao. 

kinh-te-quoc-te (1).jpg

Ngành kinh doanh quốc tế học gì?

Ngành kinh doanh quốc tế mang lại cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản về kinh doanh cho đến chuyên sâu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia, chẳng hạn như:

  • Những nguyên tắc về quản trị đa văn hóa
  • Nguyên tắc cơ bản về tài chính
  • Quản trị Logistic và xuất nhập khẩu
  • Phân tích chiến thuật và hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế
  • Đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế
  • Luật kinh doanh quốc tế
  • Marketing quốc tế
  • Thương mại điện tử
  • Thanh toán quốc tế
  • Một số hình thức hoạt động trong kinh doanh quốc tế như:
  • Sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia (xuất, nhập khẩu và thương mại)

Thỏa thuận hợp đồng cho phép việc các công ty nước ngoài sẽ được sử dụng sản phẩm, dịch vụ và quy trình từ các quốc gia khác bằng cách cấp phép, nhượng quyền thương mại.
Sự hình thành và hoạt động của các cơ sở bán hàng, sản xuất, nghiên cứu và phát triển và phân phối ở thị trường nước ngoài
Bên cạnh đó, trong ngành này giúp sinh viên phát triển nhiều kỹ năng thực hành như học cách phát triển kinh doanh tại thị trường quốc tế thông qua tận dụng các kênh thương mại điện tử và những kiến thức đa văn hóa, trau dồi và sử dụng thành thạo ngoại ngữ…

Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế

Đối với ngành kinh doanh quốc tế:

  • Ngành kinh doanh quốc tế nằm trong khối ngành quản trị. Ngành này sẽ đi sâu vào hoạch định và triển khai các hoạt động kinh doanh, đầu tư quốc tế của doanh nghiệp
  • Chuyên về quản lý các chuỗi cung ứng Logistics, xuất nhập khẩu như các nghiệp vụ vận tải như đường sắt, đường biển, đường hàng không, bảo hiểm hàng hoá…

kinh-te-quoc-te (4).jpg

  • Quản lý tại các doanh nghiệp ở những lĩnh vực trong doanh nghiệp bao gồm: marketing, quản trị nhân lực, quản trị việc bán hàng, thực hiện các nghiệp vụ tài chính trong công ty, doanh nghiệp.
  • Đối với ngành Kinh tế quốc tế:
  • Kinh tế quốc tế có tính chất vĩ mô lớn hơn chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng chính là thương mại và tài chính quốc tế
  • Kinh tế quốc tế chuyên về lý luận mối quan hệ kinh tế quốc tế, phân tích & hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển của nền kinh tế thế giới và những vấn đề hội nhập kinh tế.

Học ngành kinh doanh quốc tế ở đâu?

Hiện nay đã có các trường Đại học top đầu tại Việt Nam đào tạo ngành này như là:  Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại Học Mở Tp.HCM

kinh-te-quoc-te (3).jpg

Ngành Kinh doanh quốc tế ra làm gì?

Đây là ngành học có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp bởi ngành này đang cần nguồn nhu cầu nhân lực lớn, như là:
  • Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách kinh doanh
  • Phân tích viên kinh doanh
  • Quản lý tài chính – nhân sự
  • Quản lý nguồn nhân lực đa văn hóa
  • Chuyên gia pháp lý về luật thương mại
  • Quản lý truyền thông, Tổ chức sự kiện & Quan hệ công chúng
  • Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế
  • Chuyên viên logistic
  • Chuyên viên marketing
  • Giảng viên 
  • Môi trường làm việc cho ngành này cũng đa dạng, phong phú:
  • Các công ty kinh doanh, thương mại trong nước và quốc tế
  • Ngân hàng ngoại thương
  • Các tập đoàn đa quốc gia, các công ty cổ phần thương mại
  • Công ty xuất nhập khẩu và logistic
  • Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về ngành Kinh doanh quốc tế
  • Tự mở cơ sở đầu tư và kinh doanh riêng

Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế


Ngành kinh doanh quốc tế có rất nhiều sự lựa chọn công việc khác nhau nên mức lương có sự chênh lệch. Mức lương tùy theo kinh nghiệm, vị trí làm việc, chức vụ được đảm nhiệm, kỹ năng chuyên ngành và bằng cấp.

  • Tại Việt Nam, tại vị trí chuyên viên kinh doanh quốc tế sẽ có mức lương ở khoảng từ 8 – 12 triệu/tháng,  từ 15 – 20 triệu/tháng với những người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc. Còn đối với vị trí giám đốc kinh doanh mức lương trung bình có thể vượt mức 20 triệu/tháng.
  • Tại Mỹ, vị trí chuyên gia phân tích quản lý kinh doanh sẽ có mức lương trung bình là 97,580 USD/năm. Vị trí đại diện bán hàng trong các lĩnh vực sẽ có mức lương trung bình 99,680 USD/năm. Còn đối với giám đốc marketing mức lương trung bình sẽ rơi vào khoảng 154,470 USD/năm. 
  • Tại Anh, với mức lương trung bình tại khối ngành quản trị ở khoảng 59,000 USD/năm, mức thấp nhất khoảng 38,067 USD/năm và cao nhất sẽ ở mức 91,887 USD/năm.

kinh-te-quoc-te (2).jpg

  • Tại Canada, với mức lương trung bình khoảng ở mức 78,699 USD/năm, mức thấp nhất khoảng 47,000 USD/năm và cao nhất là ở khoảng 131,000 USD/năm.
  • Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng 81,226 USD/năm, thấp nhất khoảng 71,802 USD/năm và cao nhất sẽ rơi vào khoảng 103,358 USD/năm.
  • Tuy có mức lương chênh lệch, dao động khác nhau, nhưng nhìn chung tại ngành kinh doanh quốc tế vẫn có mức thu nhập khá cao trên thị trường trong nước cũng như trên khắp thế giới.

Qua những thông tin chia sẻ tổng hợp trên đây qua kênh Tapdoanbatdongsan.vn, hi vọng độc giả đã nắm được những kiến thức cơ bản về ngành Kinh doanh quốc tế , tạo tiền để cho việc tiếp thu kiến thức sâu hơn về ngành này trong tương lai.

Nguồn: Tổng hợp từ bài viết hotcourses

Tin tức quan tâm

Chat ngay

Xin chân thành cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến dự án. Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới, Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.