Điểm Tín Dụng Là Gì? Hệ Thống Kiến Thức Cho Những Người Chưa Biết Về Điểm Tín Dụng.
Điểm Tín Dụng là yếu tố rất quan trọng để ngân hàng xem xét duyệt các khoản vay và làm thẻ tín dụng cho bạn. Vậy bạn đã nắm được những kiến thức gì về điểm tín dụng qua bài tổng hợp của Huỳnh Lên.
1. Điểm Tín Dụng Là Gì?
Điểm tín dụng được xem như một con số phản ánh lịch sử tín dụng của bạn theo các tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng quốc tế, dựa trên việc phân tích hồ sơ tín dụng của bạn, được quản lý bởi Trung tâm thông tin tín dụng CIC, trực thuộc ngân hàng Nhà nước.
- Nói dễ hiểu: Điểm tín dụng là điểm số mà các ngân hàng, các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng đánh giá được sự uy tín của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ và các hình thức cho vay vốn mà tổ chức đó cung cấp.
- Điểm số tín dụng của khách hàng càng cao thì việc đi vay vốn sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Điểm Tín Dụng Thấp Là Gì? là điểm mà khách hàng khó tiếp cận được khoản vay.
Điểm tín dụng - hình ảnh minh hoạ
2. Các Thành Phần Của Điểm Tín Dụng
Điểm tín dụng thường dựa vào:
- Lịch sử thanh toán nợ (35%): phản ánh việc trả tiền đúng hạn, trả hết nợ hay trả trễ hạn … Phần lớn điểm tín dụng được đánh giá dựa trên lịch sử thanh toán của người vay. Việc trả nợ nghiêm túc và đúng hạn sẽ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến điểm tín dụng của mỗi cá nhân.
- Các khoản nợ tín dụng (30%): Phản ánh tất cả các món nợ, tỷ lệ nợ tín dụng được tạo nên từ tổng số các khoản vay mà ngân hàng cấp cho bạn. Theo các chuyên gia, người có điểm số lý tưởng có xu hướng duy trì tỷ lệ nợ tín dụng ở mức trung bình khoảng 7%.
- Thời gian có lý lịch tín dụng (15%): Phản ánh thời gian tài khoản tín dụng của bạn được mở.. Thời gian này càng dài càng tốt bởi như vậy ngân hàng hay tổ chức tín dụng có thể đánh giá được hành vi tài chính của bạn một cách tổng thể và hoàn thiện hơn.
- Tín dụng mới (10%): Việc mở thêm các khoản tín dụng mới thường không được ưa chuộng,nhất là trong một thời gian ngắn. Các khoản tín dụng của bạn được mở càng lâu và có hoạt động trong ít nhất 6 tháng sẽ càng thúc đẩy điểm tín dụng của bạn và giúp bạn xây dựng được một lịch sử tín dụng lâu dài và vững chắc.
- Loại tín dụng (10%): Phản ánh tất cả các loại tín dụng mà bạn có như: thẻ tín dụng,các khoản vay (vay học phí, vay mua nhà, vay mua xe …) Các chuyên gia cho rằng việc từng sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính và trả nợ đúng hạn cho thấy người đi vay có khả năng xử lý tốt các loại nợ tín dụng.
3. Hãy tham khảo Công thức Tính Thang Điểm Tín Dụng sau đây để biết nằm thang điểm nào là tốt?.
- Từ 150 – 321 điểm: rủi ro rất cao, khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.
- Từ 322 – 430 điểm: không đủ điều kiện vay, khách hàng không có khả năng trả nợ vay.
- Từ 431 – 569 điểm: Rủi ro trung bình, khách hàng đáp ứng điều kiện vay nhưng: xem xét đến hạn mức khoản vay, lãi suất vay thường cao
- Từ 570 – 679 điểm: Rủi ro thấp, hưởng lãi suất thấp.
- và ưu đãi do khả năng trả nợ đúng hẹn cho tổ chức
- Từ 680 – 750 điểm: đủ điều kiện vay, điểm tín dụng rất tốt, hưỡng nhiều ưu đãi vay như: hạn mức vay được cao, lãi suất vay được nhiều ưu đãi.
- Kiểm tra điểm tín dụng Online: Truy cập vào website của CIC – cic.gov.vn
4. Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng?
Điểm tín dụng giúp ngân hàng và các công ty tài chính có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, khả năng thanh toán và nắm rõ nguyên nhân chậm thanh toán của bạn(nếu có) để từ đó dễ dàng đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay đồng thời đưa ra quyết định cho vay phù hợp. Nếu điểm tín dụng của bạn tốt có nghĩa là bạn có cơ hội được chấp thuận khoản vay với hạn mức cao hơn và lãi suất thấp hơn thông thường. Khi đó bạn sẽ thực sự tận dụng được khoản vay một cách triệt để.
5. Bí Quyết Cải Thiện Điểm Tín Dụng?
Điểm tín dụng thường nằm trong khoảng từ 300 đến 850. Số điểm từ 670 trở lên có thể được coi là một điểm tín dụng tốt. Vì vậy, nếu đang có điểm tín dụng tốt thì bạn hãy cố gắng phát huy. Còn nếu điểm tín dụng đang ở mức trung bình (từ 585 –699) hoặc mức thấp (dưới 584) thì bạn nên lưu ý những điều sau để cải thiện điểm tín dụng của mình:
- Luôn thanh toán các khoản phải trả đúng thời hạn: Bởi lịch sử tín dụng xấu sẽ tồn tại trong khoảng ít nhất 4-5 năm và bạn không thể nào thay đổi được. Việc thanh toán chậm hoặc quên thanh toán không chỉ làm giảm điểm tín dụng của bạn mà còn dẫn đến phí chậm thanh toán và lãi phạt rất cao, có thể lên tới 30%.
- Trả bớt nợ và hạn chế phát sinh nợ mới: Nếu có nhiều khoản nợ cùng một lúc bạn nên có kế hoạch trả dần số dư nợ. Càng trả bớt nợ thì khả năng được vay tiền ngân hàng lại sau này của bạn sẽ cao hơn.
- Tránh dùng tài sản đảm bảo của mình để bảo lãnh cho khoản vay của người thân: Bởi nếu khoản vay đó bị trễ hạn, điểm tín dụng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Chỉ vay thêm/mở thêm thẻ tín dụng mới khi thực sự cần thiết: Vay trong khả năng chi trả bằng cách đánh giá nhu cầu của mình với mức thu nhập hiện tại để đảm bảo luôn làm chủ được khoản vay. Về thẻ tín dụng thì các chuyên gia khuyên mỗi người chỉ nên mở tối đa là hai thẻ để dễ quản lý cũng như hạn chế các rủi ro và khoản phí không cần thiết.
- Theo dõi báo cáo tín dụng thường xuyên để điều chỉnh việc chi tiêu cho phù hợp cũng như phát hiện các dữ kiện không chính xác một cách kịp thời.
- Điểm Tín Dụng Là Gì?
Thông tin được biên tập bởi Tapdoanbatdongsan.vn về Điểm Tín Dụng là gì? mong qua bài tổng hợp trên, độc giả có thêm nhiều thông tin bổ ích cho mình khi đọc bài tổng hợp trên.
- Xem thêm > Cho Vay Thế Chấp Tài Sản tại Ngân hàng?
- Xem Thêm > Lãi Suất Ngân Hàng?
- Xem thêm: » CIC Là Gì ?
- Nguồn: Tapdoanbatdongsan.vn